Tiền thân của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là Hội Bóng Đá Việt Nam – Vietnam Football Association (VFA) thành lập năm 1960, do ông Hà Đăng Ấn (cựu danh thủ bóng đá – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường sắt VN) làm Chủ tịch (đã mất). Phó Chủ tịch là ông Trương Tấn Bửu (cựu danh thủ bóng đá – Phó Giám đốc Trường Huấn luyện Kỹ thuật TDTT TW; đã mất). Các ông Nguyễn Huy Khôi (đã mất), Phan Nguơn Đang, Mai Xuân Phán, Nguyễn Thế Hào – là Uỷ viên Ban Chấp hành.
Năm 1989, trước tình hình mới, Ban trù bị Đại Hội Liên đoàn Bóng đá hình thành, do ông Dương Nghiệp Chí (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT) làm Trưởng ban và các ông Hoàng Vĩnh Giang (Giám đốc Sở TDTT Hà Nội), Lê Bửu (Giám đốc Sở TDTT TPHCM), Ngô Xuân Quýnh (Đại tá – Đoàn trưởng Thể Công – Quân đội), Lê Thế Thọ (Phó Vụ trưởng – Tổng cục TDTT) là Uỷ viên.
Sau 3 tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại Hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ nhất gồm 120 đại biểu, thay mặt cho các lực lượng và tổ chức bóng đá trong cả nước đã họp tại Hà Nội. Sau khi thông qua báo cáo về tình hình, nhiệm vụ trước mắt của bóng đá VN, Đại Hội tuyên bố thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Federation – VFF), thông qua Điều lệ Liên Đoàn và bầu Ban Chấp hành khoá I (nhiệm kỳ 4 năm) gồm 26 uỷ viên. Đại Hội trực tiếp bầu các chức danh:
– Chủ tịch LĐBĐVN: Ông Trịnh Ngọc Chữ (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT).
– Các Phó Chủ tịch: Ngô Xuân Quýnh, Trần Vĩnh Lộc, Lê Bửu.
– Tổng Thư ký: Lê Thế Thọ.
– Trưởng Ban kiểm tra: Tô Văn Hiền (Bộ Nội Vụ)
Các Ủy viên:
Trần Bảy (Tổng cục TDTT)
Nguyễn Văn Bốn (TPHCM)
Dương Nghiệp Chí (Tổng cục TDTT)
Lê Đình Chính ( Tổng cục TDTT)
Vũ Đình Dần (Hà Nam Ninh)
Trần Thu Đông (An Giang)
Ngô Tự Hà (Tổng cuc TDTT)
Vũ Hạng (Tổng cục Đường sắt)
Nguyễn Sĩ Hiển (Quân đội)
Võ Sĩ Huệ ( Lâm Đồng)
Nguyễn Mạnh Hưng (Thanh Hóa)
Đỗ Đình Hùng (TPHCM)
Nguyễn Nam Hùng (Tiền Giang)
Thái Hữu Nghĩa ( Long An)
Lê Phong (Quảng Nam – Đà Nẵng)
Nguyễn Quyết (Bộ Nội Vụ)
Đoàn Thế Thiêm (Hải Phòng)
Mai Lê Túc (Nghệ Tĩnh)
Lê Văn Thủy (Hà Nội)
Năm 1991, ông Trịnh Ngọc Chữ được điều động sang công tác khác, Ban chấp hành LĐBĐVN bầu ông Dương Nghiệp Chí làm Quyền Chủ tịch Liên đoàn cho đến hết nhiệm kỳ thứ nhất.
Tháng 10 năm 1993, Đại Hội LĐBĐVN họp lần thứ hai tại Hà Nội, gồm 150 đại biểu, đã bầu Ban Chấp hành gồm 21 uỷ viên. Ban Chấp hành đã bầu:
– Chủ tịch: Ông Đoàn Văn Xê (Tổng Giám đốc Đường Sắt Việt Nam).
– Các Phó Chủ tịch: Nguyễn Sỹ Hiển (QĐ), Nguyễn Lê Phong (QNĐN), Nguyễn Tấn Minh (TPHCM).
– Tổng Thư ký: Trần Bẩy.
– Phó Tổng Thư ký :Nguyễn Thanh Toàn.
– Trưởng Ban thanh tra: Tô Hiền
* Văn phòng LĐBĐVN đặt tại 36 Trần Phú, Hà Nội. Văn phòng tại diện phía Nam tại số 138 Đào Duy Từ, Quận 10, TPHCM.
Tháng 10 năm 1997, Đại Hội LĐBĐVN họp lần thứ ba tại 37 Hùng Vương- Hà Nội, gồm 155 đại biểu, đã bầu Ban Chấp hành gồm 35 uỷ viên, Ban Chấp hành đã bầu:
– Chủ tịch: Ông Mai Văn Muôn (Phó Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT).
– Các Phó Chủ tịch: Nguyễn Sỹ Hiển, Lê Thế Thọ, Ngô Tử Hà, Trần Thu Đông.
– Tổng Thư ký: Phạm Ngọc Viễn.
– Phó Tổng Thư ký: Dương Vũ Lâm.
Tháng 8 năm 2001, Đại Hội LĐBĐVN họp lần thứ 4 tại 11 Lê Hồng Phong – Hà Nội, gồm 150 đại biểu, đã bầu Ban Chấp hành gồm 41 uỷ viên.
Ban Chấp hành đã bầu:
– Chủ tịch: Ông Hồ Đức Việt (Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên).
– Phó Chủ tịch thường trực: Trần Duy Ly.
– Phó Chủ tịch: Trần Văn Mui.
– Tổng Thư ký: Phạm Ngọc Viễn.
– Phó Tổng Thư ký: Dương Vũ Lâm.
Năm 2003, do bận nhiều công tác tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Hồ Đức Việt xin thôi giữ chức Chủ tịch LĐBĐVN, Ban Chấp hành đã bầu ông Mai Liêm Trực – Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính viễn thông làm Chủ tịch LĐBĐVN.
Tháng 6 năm 2005, Đại hội LĐBĐVN khóa V đã diễn ra tại khách sạn Seraton – Hà Nội với sự tham dự của 160 đại biểu. Hội nghị đã bầu Ban chấp hành gồm 39 Ủy viên.
Ban chấp hành đã bầu:
– Chủ tịch: Nguyễn trọng hỷ (Phó Chủ nhiệm UBTDTT).
– Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn: Lê Thế Thọ
– Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại: Vũ Quang Vinh
– Phó Chủ tịch phụ trách tài chính tài trợ: Lê Hùng Dũng
– Tổng thư ký: Trần Quốc Tuấn (Phó Viện trưởng Viện KHTDTT)
Ngày 26 tháng 12 năm 2005, Phó Chủ tịch Lê Thế Thọ gửi đơn tới Ban chấp hành LĐBĐVN khóa V tự nguyện xin rút khỏi Ban chấp hành. Ngày 20 tháng 1 năm 2006, Hội nghị BCH LĐBĐVN lần thứ 2 khóa V đã họp tại Hà Nội và thống nhất thông qua.
Ngày 10/1/2007, tại Đại hội thường niên LĐBĐVN khoá V, sau khi lấy ý kiến biểu quyết của các đại biểu, Đại hội thống nhất bầu bổ sung Uỷ viên BCH và Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn. Kết quả: Ông Lê Quý Phượng – GĐ Viện Khoa học TDTT chính thức trở thành Uỷ viên BCH LĐBĐVN khoá V, Ông Dương Vũ Lâm đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn.
Ngày 15/10/2009, Đại hội LĐBĐVN khoá VI (Nhiệm kỳ 2009 2013) đã được tổ chức tại Hội trường lớn – Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam với sự tham dự của 150 đại biểu là các uỷ viên BCH LĐBĐVN khoá V, đại diện các tổ chức thành viên của LĐBĐVN.
Đại hội nhất trí với sửa đổi, bổ sung Điều lệ LĐBĐVN về các vấn đề sau:
– Chức danh Tổng thư ký LĐBĐVN do Chủ tịch LĐBĐVN bổ nhiệm
– Chỉ có các tổ chức thành viên mới được bầu cử tại Đại hội
– Uỷ viên Ban chấp hành không tham gia bầu cử tại Đại hội
– Bổ sung việc tôn vinh chức danh Chủ tịch danh dự LĐBĐVN.
Những nội dung trên giao cho Ban soạn thảo Điều lệ LĐBĐVN hoàn chỉnh và được áp dụng từ Đại hội LĐBĐVN khoá VI.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam là cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).
Nguồn VPF Media
Công ty VPF
www.vpf.vn – www.vnleague.com