Mối liên kết giữa DFB và DFL

Theo mô hình hoạt động chuyên nghiệp, LĐBĐ Đức (DFB) ký hợp đồng 4 năm một lần với DFL để tổ chức các Giải bóng đá chuyên nghiệp. Trong đó, quy định rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên để cùng hướng đến sự phát triển chuyên nghiệp của bóng đá Đức.

DFB trao giấy phép tổ chức Bundesliga và Bundesliga 2 cho DFL nhưng vẫn tham gia vào sự phát triển, quản lý và hỗ trợ điều hành các giải đấu. Giữa hai bên cũng có những quy định về những cầu thủ của CLB tham gia trận thi đấu của đội tuyển quốc gia, hay cùng tích cực tham gia những công tác xã hội như:  công tác đào tạo trẻ, những giải đấu không chuyên ….

Khi được giao quyền tổ chức các giải chuyên nghiệp, DFL có nghĩa vụ phát triển, bảo vệ và quản lý thương hiệu giải Bundesliga; thương mại hóa tất cả những quyền và lợi ích của Bundesliga và Bundesliga 2; Quản lý tất cả những trận đấu của Bundesliga, Bundesliga 2 và những trận đấu khác của DFL (chẳng hạn như siêu cúp, xuống hạng)…..

Ở Đức, các CLB đầu tư xây sân vận động, Chính quyền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng, thương mại khác quanh khu vực sân vận động. Hoặc chính quyền đầu tư xây tất cả, CLB thuê lại sân để sử dụng theo dạng CLB bỏ tiền duy tu bảo dưỡng sân vận động và được sử dụng sân… giống như mô hình bóng đá Nhật Bản đang áp dụng.

Về tài chính, DFB luôn có hỗ trợ tài chính cho DFL để tổ chức giải hàng năm: chuyển 15% lợi nhuận từ các ĐTQG như: BQTH, Bản quyền hình ảnh, tài trợ…; 50% tiền thưởng từ các giải như: Wolrd Cup, Euro, C1,….Ngược lại DFL cũng có những hỗ trợ tài chính ngược lại cho DFB để hỗ trợ công tác đào tạo trẻ hàng năm: chuyển cho DFB 3% lợi nhuận từ Giải đấu sau khi mùa giải kết thúc, trừ các khoản phải chi… KHÔNG bao gồm BQTH. Mặc định mỗi năm DFL phải chuyển cho DFB hỗ trợ công tác đào tạo trẻ là 1 triệu Euro từ BQTH.